Đã bao giờ bạn cảm thấy buốt nhói khi uống nước nóng lạnh, thậm chí ăn đồ ngọt? Nếu có thì
chắc chắn bạn không nên bỏ qua phần này vì nó thể giúp bạn ít nhiều giải quyết vấn đề này, nếu
câu trả lời là không, bạn càng không nên bỏ qua bài viết này, nhưng biết đâu nó có thể giúp
được bạn trong tương lai.
Triệu chứng
Ê buốt răng là thuật ngữ chung chỉ tình trạng nhạy cảm răng với các kích thích từ môi trường
ngoài, nhiệt (nóng, lạnh), cơ học (tiếp xúc), các chất (đường, acid, v.v.).
Biểu hiện chủ yếu là cảm giác nhói buốt khi răng tiếp xúc nước hoặc ăn đồ lạnh, khi chải răng,
nghiến răng, ăn đồ ngọt. cảm giác ê buốt có thể ở cường độ dữ dội tới mức nhói, khiến bạn
không thể tiếp tục ăn uống, gây cảm giác khó chịu. Mặc dù thời gian của nó thì ngắn có thể kéo
dài vài giây nhưng cũng đủ làm bạn “sợ ăn, sợ uống”. Vậy nguyên nhân do đâu, chúng ta cùng
đi tiếp nhé.
Nguyên nhân
1. nguyên nhân đầu tiên là mòn răng, thường là mòn cổ răng. Đây là những sang thương
hình chêm ở cổ răng, đây là tình trạng thường hay gặp ở những răng cối nhỏ, kế đến là
răng nanh, răng cối lớn và răng cửa. nguyên nhân của những sang thương này thường
do chải răng sai cách, thói quen cận chức năng, nghiến răng lệch tâm, thực phẩm sử
dụng hàng ngày có tính a-xít, lực uống cổ răng, cụ thể hơn bạn có thể liên hệ ….. để
được bác sĩ nha khoa Tâm Phúc tư vấn cụ thể hơn.
Ngoài ra mòn mặt nhai cũng gây tình trạng nhạy cảm khi ăn.
Mòn mặt nhai răng cối lớn thứ nhất hàm dưới
2. Sâu răng
Sâu răng ngoại trừ gây tình trạng mất nâng đỡ chức năng nhia, hôi miệng cũng gây tình
trạng ê buốt, khó chịu khi ăn nhai ngay cả khi xoang sâu nhỏ (tuỳ đáp ứng từng người). đặc
biệt là những xoang sâu mặt bên dưới nướu khó phát hiện. vậy làm sao để biết được bạn có
sâu răng không, hãy đến nha khoa Tâm Phúc để được những bs nhiều năm kinh nghiệm trực
tiếp khám cùng với hệ thống chụp phim tiên tiến, nhằm phát hiện những sâu răng dù là nhỏ
nhất.
sâu mặt ngoài răng cối lớn thứ hai hàm dưới
3. Nhạy cảm ngà
Do những bất thường trong cấu trúc men – xê măng, khi mà phần men thân răng và xê –
măng chân răng không tiếp xúc nhau, phần ngà chân răng bị lộ dễ dẫn đến nhạy cảm với
các kích thích, tác nhân từ môi trường ngoài.
4. Chấn thương khớp cắn
Thuật ngữ này có vẻ khá xa lạ với nhiều người, nhưng những bất thường của khớp cắn
có thể gây hậu quả khôn lường. Đó là tình trạng các răng tiếp xúc không đều, có răng
tiếp xúc mạnh hơn, chịu lực nhiều hơn trong các vận động (đặc biệt là vận động sang
bên) cũng gây những triệu chứng ê buốt răng. Tình trạng này nếu nặng, lực nhai tập
trung nhiều có thể gây nứt tét thân răng, hoại tử tuỷ (chết tuỷ) từ từ.
Do đó, bạn cần những gì
Điều trị
1. Loại bỏ những thói quen xấu: cắn chặt răng, đưa hàm đung đưa qua lại
2. Rèn luyện thói quen chải răng đúng cách, có thể dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ như chỉ
nha khoa (vẫn phải dùng đúng cách mới đem lại hiệu quả tối ưu)
3. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ: kem đánh răng chống ê, sản phẩm chuyên dụng tooth
mousse, gel fluor
4. Điều chỉnh khớp cắn
5. Trám răng sâu, răng mòn cổ.
Tuy nhiên bạn cần thăm khám bác sĩ để biết rõ tình trạng của mình, hãy liên hệ ngay với
chúng tôi, nha khoa Tâm Phúc, với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, tốt nghiệp khoa
răng hàm mặt đại học y dược TPHCM, để được bác sĩ tham vấn và điều trị chính xác nhất
cho từng trường hợp cụ thể.