Hôi miệng, còn được gọi là chứng hôi miệng, có thể khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng giao tiếp hằng ngày và trong một số trường hợp thậm chí có thể dẫn đến stress. Bệnh nhân với triệu chứng hôi miệng thường sử dụng kẹo cao su, kẹo bạc hà, nước súc miệng và các sản phẩm khác được thiết kế để chống hôi miệng. Tuy nhiên, đó chỉ là biện pháp tạm thời vì chúng không giải quyết được nguyên nhân gây hôi miệng.
Một số loại thực phẩm bạn sử dụng, tình trạng sức khỏe toàn thân cũng như răng miệng và thói quen là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể cải thiện tình trạng hôi miệng bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách. Nếu các kỹ thuật tự chăm sóc đơn giản không giải quyết được vấn đề, hãy cùng Nha khoa Tâm Phúc cùng tìm hiểu vấn đề của bạn, phương pháp điều trị cũng như để đảm bảo tình trạng không trở nên qúa mức nghiêm trọng.
Hầu hết hơi thở có mùi đều bắt đầu từ miệng của bạn, và có nhiều nguyên nhân có thể gây ra. Chúng bao gồm:
a. Yếu tố trong miệng
- Sâu răng: sâu răng là tình trạng mô răng bị mất chất, ăn mòn từ từ bởi a xít lên men từ thực phẩm hàng ngày kết hợp với vi khuẩn theo thời gian. Những sang thương sâu răng (lỗ sâu) thường tích tụ thức ăn cũng như một lượng lớn vi khuẩn từ đó làm sâu răng tiếp tục tiến triển và hình thành mùi hôi gây khó chịu.
Sâu răng thường là nguyên nhân gây hôi miệng nhưng dễ bị bỏ sót nếu ở những vị trí khó thấy
- Vôi răng: là tình trạng khoáng hoá của mảng bám răng (mảng bám vi khuẩn) dễ dẫn đến viêm nướu và yếu tố tại chỗ tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp tục tích tụ và phát triển.
Vôi răng là yếu tố nguy cơ gây viêm nnha chu và hôi miệng nên được lấy đi bởi bác sĩ răng hàm mặt
- Viêm nha chu: là bệnh lí tiêu xương quanh chân răng, tạo những túi nướu. Những túi nướu bệnh lí (> 3mm) không thể được làm sạch bằng hoạt động chả rửa hằng ngày. Do đó vi khuẩn tiếp tục phát triển, trong đó gồm những vi khuẩn kị khí phát triển ở những túi nha chu sâu. Những vi khuẩn này cũng gây nên tình trạng hôi miệng kéo dài thậm chí lung lay răng quá mức.
- Vệ sinh răng miệng kém: nếu bạn không chải răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, thức ăn vẫn còn trong miệng, gây hôi miệng. Một màng vi khuẩn (mảng bám) không màu, dính hình thành trên răng của bạn. Nếu không được chải sạch, mảng bám có thể gây kích ứng nướu của bạn và cuối cùng hình thành các túi chứa đầy mảng bám giữa răng và nướu (viêm nha chu). - Răng giả không được làm sạch, miếng trám bị hở cũng dễ dẫn đến tình trạng hôi miệng.Miếng trám không khít sát, bị hở bở dẫn đến sâu răng tái phát
- Khô miệng: nước bọt giúp làm sạch miệng, loại bỏ các hạt gây mùi hôi. Một tình trạng được gọi là chứng khô miệng hoặc xerostomia (zeer – o-STOE-me-uh) có thể góp phần gây ra hơi thở có mùi do việc tiết bọt bị giảm. Khô miệng tự nhiên xảy ra trong khi ngủ, dẫn đến "hơi thở buổi sáng", và tình trạng này càng tồi tệ hơn nếu bạn ngủ với miệng há to. Khô miệng mãn tính có thể do tuyến nước bọt của bạn có vấn đề và một số bệnh lí toàn thân khác.
- Các tình trạng miệng, mũi và họng khác: hôi miệng đôi khi có thể xuất phát từ những viên sỏi nhỏ hình thành trong amidan và được bao phủ bởi vi khuẩn tạo mùi. Nhiễm trùng hoặc viêm mãn tính ở mũi, xoang hoặc cổ họng, có thể góp phần gây chảy dịch mũi sau, cũng có thể gây hôi miệng.
b) Yếu tố toàn thân
- Thuốc lá: những người hút thuốc và sử dụng thuốc lá bằng miệng có nhiều khả năng bị bệnh nướu răng, là yếu tố nguy cơ gây viêm nha chu, một nguyên nhân khác gây hôi miệng.Vết dính nhiều trên răng ở người hút thuốc lá và có hơi thở “Thuốc lá” đặc trưng
- Thuốc: một số loại thuốc có thể gián tiếp tạo ra hơi thở có mùi do góp phần làm khô miệng. Những chất khác có thể bị phân hủy trong cơ thể để giải phóng các hóa chất có thể mang theo trong hơi thở của bạn.
- Đồ ăn: Sự phân hủy của các mảnh thức ăn xung quanh răng của bạn có thể làm tăng vi khuẩn và gây ra mùi hôi. Ăn một số thực phẩm, chẳng hạn như hành, tỏi và gia vị, cũng có thể gây hôi miệng. Sau khi bạn tiêu hóa những thực phẩm này, chúng sẽ đi vào máu, được đưa đến phổi và ảnh hưởng đến hơi thở của bạn.
- Các nguyên nhân khác chẳng hạn như: một số bệnh ung thư và các tình trạng rối loạn chuyển hóa, có thể gây ra mùi hơi thở đặc biệt do các chất hóa học mà chúng tạo ra. Trào ngược dạ dày mãn tính (bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hoặc GERD) có thể liên quan đến hơi thở hôi. Hôi miệng ở trẻ nhỏ có thể do dị vật như mẩu thức ăn mắc vào lỗ mũi.
2. Làm gì khi bạn bị hôi miệng
- Nếu bạn bị hôi miệng, hãy xem lại thói quen vệ sinh răng miệng của mình. Thử thay đổi lối sống, chẳng hạn như đánh răng và lưỡi sau khi ăn, sử dụng chỉ nha khoa và uống nhiều nước.